Nguyên tắc ngũ hành luôn là chủ đề gây sự tò mò và cũng tạo nên nhiều bí ẩn cho con người. Để khám phá các bí ẩn của chúng, đặc biệt liên quan đến bộ đồ thờ cúng, hãy tham khảo bài viết dưới đây. Nội dung này sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản cũng như liên tưởng thực tế để bạn hiểu thêm về nguyên tắc ngũ hành cũng như ứng dụng của nó trong việc đặt bộ thờ cúng.
Danh Mục Nội Dung
Nguyên tắc ngũ hành là gì?
Trên trái đất, vạn vật đều tồn tại 5 yếu tố cơ bản: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và đây cũng là 5 yếu tố ngũ hành trong tự nhiên. Đến nay, dù cuộc sống phát triển nhưng các yếu tố này vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự vận động và phát triển cuộc sống con người.
Theo đó, nguyên tắc ngũ hành là những quy luật hoặc nguyên lý đã được định sẵn và khó thay đổi. Các nguyên tắc này thể hiện quan hệ tương sinh, tương khắc, phản sinh và phản khắc.
Các yếu tố trên đều tồn tại song hành phụ thuộc vào sự tương quan qua lại lẫn nhau. Nguyên tắc trong ngũ hành vừa vai có trò giúp đỡ vừa đối kháng nhau để cùng phát triển và thể hiện quy luật vận động của thế giới.
Nguyên tắc ngũ hành
4 nguyên tắc ngũ hành cơ bản
Các nguyên tắc ngũ hành gồm các mối quan hệ sau:
Tương sinh tương khắc
Đây là sự chuyển hóa qua lại giữa trời và đất nhằm tạo nên sự sống của vạn vật. Tuy hai yếu tố tồn tại độc lập nhưng có mối quan hệ tương tác với nhau. Trong mối quan hệ tương sinh vẫn tiềm ẩn sự tương khắc và trong quan hệ tương khắc cũng có mầm mống của tương sinh. Đây là một quy luật cơ bản của ngũ hành tương sinh và tương khắc.
#1. Ngũ hành tương sinh
Tương sinh là cùng nhau thúc đẩy và hỗ trợ nhau để sinh trưởng và phát triển. Theo ngũ hành tương sinh gồm 2 phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra. Điều này thể hiện qua 5 yếu tố ngũ hành:
- Mộc sinh Hỏa: Có thể hiểu là cây xanh khi khô sẽ phát sinh ra lửa, Mộc là nguyên liệu đốt cho Hỏa.
- Hỏa sinh Thổ: Lửa có thể đốt cháy mọi thứ thành tro bụi và tro bụi vẫn vun đắp thành đất.
- Kim sinh Thủy: Khi kim loại bị nung chảy ở nhiệt độ cao và sẽ tạo nên dung dịch thể lỏng.
- Thủy sinh Mộc: Nguồn nước duy trì sự sống cho cây
#2. Ngũ hành tương khắc
Với nguyên tắc ngũ hành trong tương khắc là sự áp chế hoặc cản trở sự sinh trưởng và phát triển của nhau. Nếu sự tương khắc ở một giới hạn nhất định, thì sẽ tác dụng duy trì sự cân bằng. Ngược lại, nếu thái quá sẽ khiến vạn vật hủy diệt và tiêu vong.
Vì vậy, trong ngũ hành tương khắc bao gồm hai mối quan hệ, đó là cái khắc nó và cái nó khắc. Nguyên lý của mối quan hệ tương khắc, bao gồm:
- Thủy khắc Hỏa: Nguồn nước sẽ dập tắt ngọn lửa.
- Hỏa khắc Kim: Khi ngọn lửa cháy dữ dội sẽ làm tan chảy kim loại.
- Kim khắc Mộc: Kim là loại được rèn thành dao và có thể chặt đổ cây xanh.
- Mộc khắc Thổ: Cây xanh hút hết chất dinh dưỡng và khiến đất trở nên khô cằn.
- Thổ khắc Thủy: Đất hút nước và có thể ngăn chặn được nguồn nước.
Tương sinh tương khắc là hai quy luật tồn tại song hành với nhau. Nếu chỉ có mối quan hệ tương sinh mà không có mối quan hệ tương khác, thì sự phát triển quá mạnh sẽ gây ra nhiều tác hại khôn lường.
Ngược lại, nếu chỉ có tương khắc mà không tồn tại sự lương sinh thì vạn vật không sinh trưởng và nảy nở. Do đó, tương sinh và tương khắc tạo nên quy luật chuyển hóa, vận động và phát triển của tự nhiên, không thể tách rời.
Phản sinh và phản khắc
Trái ngược với nguyên tắc ngũ hành tương sinh tương khắc, với phản sinh và phản khắc là quy luật đã đạt đến cao độ. Các hành có thể biến đổi và chuyển hóa ngược quy luật tác động.
Mối quan hệ này không chỉ tồn tại ở khắc và bị khắc mà nó chuyển thành sự biến đổi phản lại vật khắc, phản lại vật sinh. Theo đó, việc sinh ra nhiều chưa hẳn là tốt nếu gặp phải vật mạnh chưa chắc đã khắc được. Chúng được thể hiện như sau:
#3. Ngũ hành phản sinh
Phản sinh có thể được hiểu là việc sinh ra nhiều đôi khi trở thành bất lợi. Chẳng hạn, một cái cây củi khô có thể tạo ra lửa, tuy nhiên nếu quá nhiều cây củi khô sẽ tạo nên đám cháy lớn và gây hại đến tài sản lẫn tính mạng con người. Đó chính là sự tồn tại của quy luật phản sinh trong ngũ hành. Cụ thể như sau:
- Kim hình thành trong Thổ nhưng Thổ quá nhiều sẽ làm Kim bị vùi lấp.
- Hỏa hình thành Thổ nhưng Hỏa quá nhiều sẽ làm Thổ cũng bị cháy thành than.
- Mộc sinh Hỏa nhưng Mộc quá nhiều sẽ làm Hỏa gây hại.
- Thủy nuôi dưỡng Mộc sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, nếu Thủy quá nhiều sẽ làm cho Mộc ngụt lụt và cuốn trôi.
- Kim sinh Thủy nhưng Kim nhiều quá sẽ làm Thủy bị đục.
- Thủy cung cấp nguồn nước hoặc dinh dưỡng để Mộc sinh trưởng, phát triển nhưng Thủy quá nhiều Thì Mộc bị cuốn trôi.
#4. Ngũ hành phản khắc
Có thể hiểu phản khắc chính là cái nó khắc có nội lực quá lớn sẽ làm cho nó bị tổn thương và không có thể khắc hành khác. Cụ thể như sau:
- Kim khắc Mộc, đôi khi Mộc quá cứng khiến Kim bị gãy
- Mộc khắc Thổ, có lúc Thổ nhiều sẽ khiến Mộc suy yếu.
- Thổ khắc Thủy nhưng Thủy quá nhiều sẽ khiến Thổ bị sạt lở, bào mòn.
- Thủy khắc Hỏa nhưng Hỏa nhiều sẽ làm cho Thủy cũng phải cạn.
- Hỏa khắc Kim nhưng Kim nhiều sẽ làm Hỏa dập tắt.
Qua nội dung trên cho ta thấy rằng, các nguyên tắc ngũ hành không chỉ tồn tại tương sinh, tương khắc mà cả phản sinh và phản khắc. Từ đó giúp bạn hiểu rõ về các mối quan hệ và giúp bạn có cái nhìn bao quát, tinh tế hơn về sự vật và con người, nhất là trong việc đặt bộ thờ cúng tại gia.
Nguyên tắc ngũ hành ứng dụng trong việc đặt bộ thờ cúng
Nguyên tắc ngũ hành trong đặt đồ thờ cúng
Nguyên tắc ngũ hành được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên, để giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn, nội dung này sẽ đề cập đến ứng dụng nguyên tắc ngũ hành trong bộ thờ cúng. Chủ đề này được nhiều gia chủ quan tâm. Bạn hãy xem các thông tin sau:
Như bạn biết chất liệu của bộ thờ cúng làm bằng đồng, theo ngũ hành đồng thuộc hành Kim và nó có khả năng tương sinh ra hành Thủy, đồng nghĩa tương khắc với hành Mộc. Với các hành còn lại như Kim, Hỏa, Thổ là những hành bình thường và không có mối quan hệ với nhau.
Vì vậy, đối với người mệnh Thủy nên sử dụng bộ thờ cúng bằng đồng và người mệnh Mộc không nên sử dụng vật phẩm bằng đồng để tránh sự xung khắc.
Theo đó, để bạn có thể nắm được từng vật phẩm trong bộ thờ cúng thuộc hành nào để giúp bạn đặt để cân đối hành hòa với nhau: Cụ thể:
- Thủy: Bao gồm nước có trong các bình, lọ, chén.
- Hỏa: Các đồ thờ cúng liên quan đến lửa như nến, lửa nhang, lửa trầm, đèn dầu hoặc đèn điện
- Mộc: Nhang, trầm, đũa
- Thổ: Bát và tro
Từ việc xác định trên sẽ giúp bàn thờ hội tụ đầy đủ 5 yếu tố ngũ hàng xoay quanh và mang lại thuận lợi cho gia chủ. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi và cung mệnh của từng gia chủ để lựa chọn hành nào được bố trí nhiều hơn trên bàn thờ.
Gia chủ có thể lựa chọn các bộ đồ cúng như bộ tam sự, bộ ngũ sự, bát hương bằng đồng, bài vị bằng đồng, chân nến bằng đồng,… có thể giúp gia chủ vượng khí.
***Tham khảo thêm: Những bộ đồ thờ cúng bằng đồng đẹp nhất cho mọi không gian thờ cúng
Lời kết
Qua các nội dung liên quan các nguyên tắc ngũ hành từ lý thuyết đến thực tiễn đã phần nào giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này. Qua đó giúp bạn hiểu và vận dụng đúng đắn vào việc đặt đồ thờ cúng phù hợp nhằm mang lại tài lộc, bình yên và may mắn cho gia đình.
Leave a reply