Nguyên tắc Đông bình Tây quả là gì? Nó có nguồn gốc từ đâu? Chúng được ứng dụng trong việc thờ cúng như thế nào? Với các nghi vấn này sẽ được chúng tôi tổng hợp bài viết dưới đây.
Danh Mục Nội Dung
Nguyên tắc Đông bình Tây quả là gì?
Nguyên tắc Đông bình Tây quả được người xưa đúc kết ra dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Theo câu chữ, Đông bình nghĩa là bình hoa đặt ở hướng Đông, còn Tây quả được hiểu là mâm bồng bằng đồng đựng hoa quả đặt phía Tây.
Trong đó, mặt trời mọc phía đằng Đông rồi dần dần lên cao và lặn hướng Tây. Thế nên, bình hoa ở hướng Đông và hoa quả ở hướng Tây là nguyên tắc hợp lý nhất, ngụ ý khi mặt trời lên thì sẽ đơm hoa kết trái.
Nguyên tắc Đông bình Tây quả là những quy định và thực hiện như những gì người xưa để lại. Nếu đi ngược với nguyên tắc đó, có thể dẫn đến những điềm xấu, tiêu cực cho bạn.
Nguyên tắc Đông bình Tây quả trong bài trí bàn thờ gia tiên
Nguồn gốc nguyên tắc Đông bình Tây quả
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên tắc này, chúng ta tìm hiểu “Đông bình, Tây quả” được hình thành như thế nào? Hãy xem luận giải dưới đây:
Lý giải về sự lựa chọn hai hướng Đông và Tây
Theo tục lệ, ông bà tổ tiên có dạy: Đông là bên trái, Tây là bên phải, không phải các vị trí Đông – Tây – Nam – Bắc của la bàn, cúng không phải hướng mặt trời mọc và lặn. Trong đó, Đông và Tây ở đây là hướng của bàn thờ gia tiên và bên trái và bên phải của Phật, ông bà tổ tiên.
Theo quy luật tự nhiên, mặt trời mọc phía Đông và lặn ở phía Tây. Vì vậy, trái cây phải ra hoa rồi mới đơm trái nên khi bày biện bàn thờ. Còn đặt bình hoa ở đằng Đông và bày hoa quả ở đằng Tây là hợp ý của trời đất.
Một cách giải thích khác, thời xưa các Thân Vương hay ông bà ta đều làm nhà đều quay mặt về hướng Nam. Bởi hướng này gió nhiều và gió càn bão chướng. Cho nên, hoa phải để hướng đông để gió thoảng mùi hương hoa lên bài vị.
Với trái cây đặt hướng Tây và gần cây đèn để hơi ấm của đèn sẽ làm quả ngọt trái thơm. Đó là vị trí thuận bên tay phải để ông bà tổ tiên có thể dùng. Theo đó, mới có tục làm vậy nhưng sau này mọi người làm nhà ở tứ phía nên bạn có thể dựa vào quan niệm ở trên mà bài trí cho đúng vậy.
Cũng có người giải thích rằng, theo quy ước, dù nhà xây theo hướng nào thì cũng coi hướng trước mặt của bàn thờ là hướng Nam. Theo đó được quy định như sau: Trước mặt bàn thờ là hướng Nam và sau lưng bàn thờ là Bắc. Vì vậy, phía Đông là phía trái của bàn thờ, còn Tây là phía phải.
Có rất nhiều các luận giải về nguyên tắc này nhưng điểm chung nhất có thể tổng quát như sau: Khi bạn đứng trước bàn thờ, nhìn vào phía trái của bàn thờ (hướng Đông) ứng với phía tay phải của bạn là nơi đặt bình hoa; Phía phải của bàn thờ (hướng Tây) ứng với phía tay trái là nơi đặt đĩa quả vậy.
Nguồn gốc nguyên tắc Đông bình Tây quả được hình thành trong quan niệm, phong tục người xưa
Cũng theo truyền thống người Á Đông, phong tục thờ cúng rất quan trọng và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi người. Qua đó thể hiện sự tri ân người xưa nên thế hệ con cháu mới có cuộc sống như hiện nay.
Vì thế, khi bạn lựa chọn bình hoa tươi đẹp dâng lên bàn thờ, lễ vật là phần quan trọng nhất và mang đến hương sắc cho bàn thờ Phật và tổ tiên ông bà. Đặc biệt vào những ngày sắp tết, mỗi gia đình lựa chọn loại hoa kỹ lưỡng và cắm hoa vào bình.
Mỗi ngày, bạn thay nước mỗi ngày để hoa tươi lâu hơn và nở rộ và ngát hương thơm. Điều này thể hiện sự tôn trọng với ông bà tổ tiên, đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho gian thờ.
Hơn nữa, để bạn sự cân bằng và hài hòa không thể thiếu mâm bồng bằng đồng ngũ quả dâng lên bàn thờ. Mâm ngũ quả tùy theo địa phương, gia chủ lựa chọn các loại trái cây khác nhau. Nhiều địa phương còn trang trí đĩa trái cây với những tháp độc đáo thể hiện sự trang trọng và không kém phần mãn nhãn.
Vào dịp tết, mọi người thường chuẩn bị mâm ngũ quả để lên bàn thờ. Các loại quả thường được chọn là thể mãng cầu, trái dừa, đu đủ, trái xoài , trái sung,… Không phải ngẫu nhiên mà chọn các loại trái cây dân lên bàn thờ. Mà khi ghép chúng lại với ý nghĩa cầu vừa đủ xài sung mãn cả năm.
***Tìm hiểu thêm về Mâm ngũ quả trong văn hóa Việt
Như vậy, với sự xuất hiện hiện nguyên tắc Đông bình Tây quả đã chỉ đường dẫn lối cho mọi người trưng bày đúng lễ vật thờ cúng.Từ đó mang lại nhiều lợi ích cho gia đình lẫn công việc, sự nghiệp gia chủ.
Ý nghĩa nguyên tắc Đông bình Tây quả
Ý nghĩa nguyên tắc Đông bình Tây quả
Khi đặt lễ vật thờ cúng theo đúng nguyên tắc Đông bình Tây quả trên, chúng sẽ mang lại các ý nghĩa sau:
- Truyền lại cho đời sâu dễ hiểu hơn trong việc bày trí bàn thờ gia tiên cho đúng và phù hợp. Bàn thờ cúng được bày trí, hướng ra cửa chính là hướng Nam, phía tay trái là hướng Đông và phía tay phải là hướng Tây.
- Nguyên tắc này dễ hiểu và dễ thực hiện nên phù hợp với nhiều người. Từ đó giúp gia chủ bài trí các vật phẩm, lễ vật phù hợp, đồng thời tạo sự cân đối và tạo không gian linh thiêng.
- Mang lại sự may mắn, yên ổn và tài lộc cho gia đình cũng như phù hộ gia đạo hòa thuận, hạnh phúc.
Ứng dụng nguyên tắc Đông bình Tây quả trong cuộc sống
Nguyên tắc Đông bình Tây quả được ứng dụng nhiều trong việc thờ cúng hiện nay. Vấn đề này cũng được nhắc ở trên. Tuy nhiên, để bạn hiểu hơn về nguyên tắc này được ứng dụng cụ thể ra sao trong gian thờ, hãy xem cụ thể sau:
#1. Nguyên tắc Đông bình Tây quả được áp dụng trong cách bài trí mâm bồng bằng đồng
Theo phong tục, người Việt dâng hoa quả trên bàn thờ theo thuyết Ngũ hành. Nó được áp dụng nhiều trong văn hóa phương Đông với ý nghĩa là vạn vật dung hòa cùng trời đất.
Do vậy, mâm ngũ quả phải có đủ 5 màu, bao gồm Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ) và Thổ (màu vàng). Nhờ đó, cách trưng bày cũng rất đẹp mắt và giúp lễ vật được xum xuê, đầy đủ hơn.
Theo nguyên tắc Đông bình Tây quả, mâm bồng là nơi bài trí ngũ quả được đặt ở phía Tây. Chúng tượng trưng cho sự no đủ, đầy đặn nên mâm ngũ quả cần có đầy đủ 5 loại quả. Mỗi loại quả thể hiện cho một ước nguyện của gia chủ. Đó là các tên gọi và màu sắc như Phúc, Lộc, thọ, Khang, Ninh.
***Tham khảo thêm: 19+ Mâm bồng bằng đồng cao cấp tinh xảo nhất 2023
#2. Nguyên tắc Đông bình Tây quả áp dụng trong cách đặt bình hoa trên bàn thờ
Nguyên tắc Đông bình Tây quả trong bài trí lọ hoa thờ cúng
Theo người xưa, bàn thờ thường được đặt ở gian giữa căn nhà hướng Nam, lọ hoa đặt bên trái bàn thờ (phía đông). Điều này để phòng trừ khi có gió Đông, Đông Nam thổi vào, hương hoa sẽ tỏa khắp phòng thờ.
Trong trường hợp, bàn thờ gia tiên có 2 bình hoa, gia chủ có thể sắp xếp hai bên đối xứng và mâm bồng bằng đồng đặt ở giữa, trước bát hương. Cách đặt này không làm mất ý nghĩa tâm linh mà còn tạo nên sự cân đối và thanh mát cho bàn thờ.
***Tham khảo thêm: 15+ Mẫu lọ hoa bằng đồng đẹp nhất cho mọi không gian thờ tự
Lời kết
Hy vọng với cách luận giải liên quan kiến thức hơn tâm linh về nguyên tắc Đông bình Tây quả đã giúp bạn ôn lại kiến thức. Từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên tắc này và đặt các vật phẩm thờ cúng. Nhất là mâm đồng bằng đồng phù hợp nhằm mang lại may mắn, bình yên cho gia đình.
Leave a reply