Chuông đồng là gì? Các nội dung liên quan đến vật phẩm này như ý nghĩa, quy trình chế tác, và giá đúc chuông đồng,… Tất cả sẽ được tóm tắt trong bài viết dưới đây. Bạn hãy cùng tham khảo nhé!
Danh Mục Nội Dung
Chuông đồng là gì? Ý nghĩa của việc đúc chuông đồng trong văn hóa tâm linh
Chuông đồng là vật phẩm khá quen thuộc khi vào chùa hoặc nhà thờ. Để tìm hiểu thêm về vật phẩm này hãy xem khái niệm và ý nghĩa của chúng.
Chuông đồng là gì?
Chuông đồng là một vật phẩm linh thiêng phát ra âm thanh rất đặc trưng cho những không gian thờ cúng tâm linh. Thông thường, nó xuất hiện ở đình, miếu, đền, chùa, nhà thờ họ,… Hình dáng của nó giống như cái cốc úp ngược, bên trong thường rỗng và gắn thêm một quả lắc nhằm làm cho tiếng chuông lớn hơn, vang xa hơn.
***Tham khảo thêm: Chuông đồng đúc nguyên khối chất lượng tốt nhất
Ý nghĩa của việc đúc chuông đồng
Trong đời sống tâm linh của người Việt, vật phẩm này nhiều ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:
Nghe tiếng chuông giúp con người nói chung và Phật tử nói riêng thức tỉnh, sớm giác ngộ và tìm ra lối thoát riêng cho bản thân khi gặp bế tắc. Qua đó giúp con người tịnh tâm nhìn lại, hướng đến cái thiện và lòng vị tha, bao dung đối với người khác.
Chuông đồng nhà chùa giàu ý nghĩa tâm linh
Âm thanh của chuông giúp người Việt có cuộc sống thanh thản, nhẹ lòng và tự tại trong cuộc sống. Chính vì vậy, thời xưa đã phải đối diện bao nhiêu cuộc kháng chiến nhưng lòng dân vẫn kiên cường, bất khuất nhờ vào âm thanh của vật phẩm này nơi cửa chùa.
Tiếng chuông chùa trở thành pháp khí tâm linh và là hiệu lệnh giúp các Phật tử, tăng ni tuân thủ theo đúng giờ giấc. Hơn nữa, tiếng chuông như một lời thông báo thời gian vào mỗi sáng sáng hoặc lúc chiều tà.
Chuông phát ra âm thanh rất đặc trưng và trở thành biểu tượng riêng tại nơi thờ cúng, đồng thời làm cho không gian thờ cúng trở nên linh thiêng. Nó có sức mạnh siêu nhiên nhằm giúp con người cảm thấy bình an và thư thái khi bước vào nơi cửa chùa.
Trong sinh hoạt hoặc đại lễ tại không gian thờ cùng, tiếng chuông chùa báo tin cho các Phật tử, tăng ni tập trung và chuẩn bị hành lễ.
Bên cạnh đó, âm thanh của tiếng chuông giúp các buổi lễ được tiến triển đúng trình tự: bắt đầu đọc kinh, đoạn kinh kết thúc hoặc khi nào quỳ lạy.
Phân loại chuông đồng
Khí cụ linh thiêng này được đúc thành nhiều 3 loại phổ biến sau:
#1. Đại hồng chung
Đại hồng chung còn được biết đến là chuông U Minh, kích thước và trọng lượng của chúng chuông khá lớn. Thông thường, chuông được đặt ở một không gian riêng tư và linh thiêng.
Chúng được sử dụng đánh vào sáng sớm để báo hiệu một ngày bắt đầu. Âm thanh của chuông như lời nhắc nhở mọi người luôn thức tỉnh, giúp họ cảm thấy dễ chịu, tinh thần lạc quan.
#2. Bảo chúng chung
Chuông báo chúng là loại chuông có kích thước chỉ bằng một nửa đại hồng chung. Vật phẩm này được treo ở trai đường. Hình dáng và mẫu mã tương tự với đại hồng chung. Chuông được dùng để thông báo trong trong buổi họp chư tăng, họp đại chúng, thọ trai, giờ chấp tác, giờ sám hối,…
#3. Gia trì chung
Gia trì chung (hay chuông gia trì, chuông bát đồng): Chiếc chuông có hình dáng giống như cái bát úp ngược. Chuông được sử dụng để làm lễ tụng niệm hay làm hiệu lệnh tại một buổi lễ sao cho nhịp nhàng. Đồng thời giúp mọi người tham gia buổi lễ thêm hòa hợp và tịnh tâm hơn.
Tiếng chuông gia trì còn được sử dụng trước khi tụng kinh nhằm báo hiệu sắp hết đoạn kinh đang tụng hoặc câu niệm Phật, lạy Phật. Đây là vật phẩm được các Phật tử, tăng ni sử dụng tại gia với kích thước vừa hoặc nhở rất tiện lợi.
***Tham khảo thêm: Những mẫu chuông bát đồng tụng kinh đẹp và chất lượng
Chuông bát đồng (gia trì chung)
Quy trình đúc chuông đồng
Chắc có lẽ nhiều bạn tò mò về cách thức chế tác nên một đồ đồng nói chung và quy trình đúc chuông đồng nói riêng. Để bạn có thêm thông tin về vấn đề này, chúng tôi khái quát các bước thực hiện đúc chuông đồng như sau:
Bước 1: Tạo mẫu chuông
Để định hình hình dáng chuông, các nghệ nhân sẽ tạo mẫu cho chúng. Cách thức thực hiện là các nghệ nhân sử dụng đất sét chuyên dụng để tạo thành bản vẽ. Sau đó, nghê nhân sẽ chỉnh sửa các đường nét, chi tiết sao cho gọn gàng và tạo thành mẫu hoàn chỉnh.
Bước 2: Tạo khuôn đúc chuông đồng
Sau khi đã có mẫu chuông, nghệ nhận tiếp tục làm khuôn bằng chất liệu chính gồm đất, giấy gió, trấu. Những vật liệu này sẽ làm được phần vỏ khuôn bên ngoài cũng như làm cả phần cốt bên trong. Kế tiếp, nung khuôn ở nhiệt độ 700 độ C.
Hoàn thành nung khuôn xong, nghệ nhân chỉnh sửa khuôn, vệ sinh và quét nhãn, sơn chịu nhiệt. Tiếp đến, nung chúng thêm một lần nữa với nhiệt độ 500 độ C và ghép khuôn lại với nhau thành một khối.
Bước 3: Làm tan chảy các nguyên liệu
Nguyên liệu là chuông bao gồm đồng đỏ thanh khiết, không lẫn tạp chất, thiếc. Nghệ nhân nung nóng đồng thành dạng lỏng rồi pha thêm các kim loại thiếc. Cứ thế đun sao cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau để thuận tiên chuẩn bị cho bước tiếp theo.
Bước 4: Rót hỗn hợp đồng vào khuôn
Nghệ nhân nung khuôn nóng đều và lấy hỗn hợp đã nung trước đó đổ vào khuôn làm sao thật đều tay và tránh vương vãi ở bên ngoài khuôn đồng. Đây là công đoạn đòi hỏi nghệ nhân phải tỉ mỉ, cẩn thận để tạo hình dáng chiếc chuông đẹp và đúng tiêu chuẩn.
Bước 5: Tạo nên thành phẩm chuông bằng đồng
Qua thời gian chờ hỗn hợp trên nguội, Nghệ nhân tiến hành dỡ khuôn và vệ sinh sạch sẽ hoặc đục, mài sao cho gọn gòn. Sau đó, người thợ thực hiện các bước sửa nguội, đánh bóng, làm màu,… cho thành phẩm tạo nên.
Như vậy, đúc chuông là một quy phức khá phức tạp và đòi hỏi người nghệ nhân có tay nghề cao lẫn kỹ năng thuần thục. Những chuông bằng đồng chất lượng và đẹp mắt được làm từ những nghệ nhân giàu kinh nghiệm.
Tuy nhiên, có một số Phật tử thắc mắc có nên bỏ vàng vào vật phẩm khi chế tác hay không? Việc bạn muốn thêm chất liệu vàng vật phẩm để tăng thêm tính thẩm mỹ hoặc âm thanh của chúng là không cần thiết. Bởi âm thanh của chuông phụ thuộc vào tay nghề của nghệ nhân chứ không liên quan chất liệu đồng.
Báo giá đúc chuông đồng hiện nay
Giá đúc chuông đồng được chúng tôi cập nhật như sau:
- Đúc chuông đồng kích thước nhỏ: Mức giá tính theo kích thước của thành phẩm.
- Đúc chuông đồng kích thước vừa: Từ chục ký đến trăm ký với mức giá từ 350.000 – 390.000 đồng/kg.
- Đúc chuông đồng lớn: Kích thước được tính bằng tấn với giá từ 400.000 – 500.000 đồng/ký.
- Mức giá đúc chuông bằng đồng tại công trình: Dao động từ 10.000 – 30.000 đồng/kg. Bởi cơ sở đúc đồng phải vận chuyển máy móc, chi phí ăn ở của các thợ đúc đồng.
Đây là mức giá mang tính chất tham khảo và là cơ sở để bạn định giá đúc chuông đồng phù hợp. Để cập nhật hoặc nhận bảng giá tại thời điểm mua, bạn hãy liên hệ cơ sở đúc đồng uy tín và nhận bảng báo giá thực tế nhé!
***Tham khảo thêm: Báo giá chuông đồng nhỏ và địa chỉ đúc chuông đồng uy tín chất lượng
Cơ sở đúc chuông đồng uy tín, chất lượng
Nơi đúc chuông đồng chất lượng, uy tín hiện nay mà bạn nên tham khảo là cơ sở đúc đồng Nguyễn Tấn Đích. Các mẫu chuông bằng đồng được ông gò và đúc bằng thủ công tinh xảo, chi tiết. Qua hơn 50 tuổi nghề, ông đã chế tác và cung cấp nhiều vật phẩm này tại các nơi thờ cúng cũng như các Phật tử.
Vì vậy, để bạn biết thêm thông tin và lựa chọn các mẫu chuông bằng đồng, bạn cũng có thể gọi nhanh đến số hotline: 0376 566. 755 để được tư vấn và hỗ trợ các thông tin hoặc giải đáp các nghi vấn của bạn nhé!
Lời kết
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn thu thập các thông tin hữu ích về chuông đồng cũng như việc đúc chuông đồng. Từ đó giúp bạn càng trân trọng và nhận thấy tầm quan trọng của nó trong cuộc sống của bạn. Chúc bạn thêm sức khỏe, bình an trong cuộc sống!
Leave a reply