Danh Mục Nội Dung
Trong văn hóa thờ cúng của Việt Nam, mỗi đồ vật thờ cúng không chỉ làm tăng tính linh thiêng, trang nghiêm cho không gian thờ cúng mà còn có các ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Ở bất cứ nơi thờ tự nào đều có một đôi hạc thờ được trưng bày và chiếm vị trí quan trọng. Nhiều gia đình thường chọn đôi hạc thờ bằng đồng bởi chúng có một ý nghĩa sâu sắc, mang trong mình giá trị tâm linh và giá trị phong thủy. Để biết thêm các thông tin về loại vật phẩm này, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Đôi hạc thờ dùng trong việc thờ cúng là vật dụng được nhiều khách hàng lựa chọn để thờ cúng ông bà, tổ tiên và thần Phật. Đôi hạc bằng đồng được xem là khí cụ rất quan trọng trong bộ ngũ sự bằng đồng bên cạnh đỉnh rồng và đôi chân nến.
***Tham khảo thêm: 15+ Bộ ngũ sự bằng đồng chế tác tinh xảo nhất 2023
Hạc đồng thường được thờ với nhiều mẫu mã và kích thước khác nhau tùy vào diện tích không gian thờ cúng trên bàn thờ.
Đôi hạc thờ bằng đồng dùng trong thờ cúng
Trong tín ngưỡng thờ cúng của Việt Nam, đôi hạc thờ được biết đến với hình dạng đứng trên lưng rùa, trên miệng ngậm cành sen hoặc ngậm ngọc minh châu. Thân hình con hạc theo dáng hình khum tượng trưng cho trời cao cùng với hai chân thẳng, vươn cao tượng trưng cho cột chống trời.
Theo ý nghĩa thời xưa, hình ảnh hạc ngậm ngọc minh châu mang ý nghĩa cho sự sang quý, thanh lịch, còn hình ảnh hạc ngậm cành sen lại là biểu tượng của sự giác ngộ. Chính vì lẽ đó thông thường những đôi hạc được thờ cúng trong các ngôi chùa thường nhậm cành sen, còn khi đặt ở quảng trường, công trình kiến trúc lớn lại là hạc ngậm ngọc minh châu.
Trong văn hóa thờ cúng của người Việt, hình tượng chim hạc chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa phương Đông, mang nhiều ý nghĩa tượng trưng cho sự cao quý, thanh khiết. Hạc là loài vật biểu tượng cho sự tinh anh, thuần khiết và thoát tục.
Chim hạc là loài vật linh thiêng, cao quý thuộc hàng thiên điểu, trong các loài chim linh, chỉ đứng sau Phượng hoàng. Hạc nổi bật với vẻ đẹp và những đức tính cao quý. Ngày xưa, người làm quan thường dùng chim hạc làm lễ vật dâng lên vua chúa, được ví như “nhất phẩm thiên hạ”, “nhất phẩm điểu”.
Có một câu chuyện cổ tích, tương truyền rằng hình ảnh chim hạc đứng trên lưng rùa bắt nguồn từ một câu chuyện đẹp giữa hai người bạn chính là hạc và rùa. Từ xa xưa hạc là loài chim trên trời, còn rùa là loài vật dưới nước, hai loài vật này rất gắn bó với nhau. Khi lũ lụt, bốn con hạc không thể dừng lại ở đâu được nên rùa đã nhấc hạc lên, còn trong cơn hạn hán thì đàn hạc lại bay lên tìm nơi có nước cho rùa sinh sống.
Từ đó, câu chuyện về rùa và hạc ra đời nhằm ca ngợi tình cảm tốt đẹp giữa con người với nhau và sự giúp đỡ lẫn nhau giữa lúc hoạn nạn khó khăn. Đó cũng là gửi gắm của người xưa thông điệp “Đôi khi sống với nhau phải yêu thương, đùm bọc nhau thì cuộc sống mới trở nên hạnh phúc trọn vẹn được.”
Người xưa quan niệm rằng, hình ảnh hạc trên lưng rùa là biểu hiện của sự giao hòa giữa trời và đất, âm và dương, giúp cân bằng phong thủy và mang lại sự may mắn, phúc lành cho gia đình. Sự trường tồn và vĩnh cửu của rùa và hạc cũng là lời cầu chúc, mong muốn được sống lâu, sống khỏe bên gia đình, con cháu.
Hình ảnh hạc trên lưng rùa cũng tượng trưng cho tổ tiên, đây là cội nguồn mang giá trị tâm linh sâu sắc. Đặc biệt trong Phật giáo, hình tượng này còn mang ý nghĩa là sự thanh tịnh và lòng thành kính đối với Đức Phật. Người Việt Nam rất sùng bái đạo Phật và trong đạo Phật họ rất coi trọng chim hạc vì vậy nên việc trưng bày đôi hạc thờ và rùa này ở nơi các đền, miếu cũng được xem là điều cần phải thực hiện.
Hình ảnh đôi hạc bằng đồng đứng trên lưng rùa không chỉ tôn thêm vẻ đẹp của bàn thờ cúng mà còn mang lại dấu ấn văn hóa tâm linh sâu sắc và mang tính ẩn dụ cao.
Cặp hạc đồng thờ cúng mang đậm dấu ấn văn hóa tâm linh
Đặc biệt, Hạc là linh vật có từ rất lâu đời, được coi là loài chim trường sinh, quý tộc tượng trưng cho sự trường thọ, trường tồn, vì vậy trưng bày đôi hạc bằng đồng cũng được xem như đại diện cho việc cầu mong sức khỏe và có thể mang lại nhiều may mắn.
Bên cạnh đó, loài hạc còn có bộ lông trắng muốt hoặc đen tuyền, khi đặt hạc đồng trên bàn thờ sẽ thể hiện được khí chất cao quý của chúng. Ngoài ra khi đối mặt với khó khăn chúng cũng sẽ mang lại nhiều may mắn và ấm áp.
Bên cạnh đó, đôi hạc thờ với kích thước lớn cũng thể hiện mong muốn phát triển không ngừng vọng của con người và cuộc sống. Người ta thường đặt đôi hạc đồng cùng với đôi chân nến bằng đồng hoặc đôi đèn cầy nhằm thể hiện sự tôn thờ ánh sáng chân lý, soi sáng và thức tỉnh con người.
***Tham khảo thêm: Những mẫu chân nến bằng đồng tạo tác tinh tế dùng trong thờ cúng
Đây là một vấn đề thắc mắc của nhiều khách hàng khi lựa chọn mua bộ hạc đồng thờ. Thông thường, người mua sẽ được chủ hàng tư vấn về cách đặt bộ hạc đồng trên bàn thờ cúng tổ tiên. Cần đặt đúng vị trí trên bàn thờ cúng nhằm tránh sự xung khắc về tâm linh theo phong thủy.
Cụ thể, nên đặt cặp hạc bằng đồng ở hai bên đỉnh rồng đặt theo hướng đôi hạc quay đầu hướng vào đỉnh rồng. Có nghĩa là đôi hạc sẽ được đặt ở hai bên mà mỏ và đầu của hạc và rùa sẽ hướng về phía đỉnh đồng.
Bên cạnh đó còn có một chi tiết cần lưu ý rằng nếu trên cổ đôi hạc có một sợi dây hoa sen thì hãy đặt hạc sao cho ta nhìn thấy sợi dây hoa sen trước rồi đến cổ hạc. Thông thường không gian trưng bày bàn thờ cúng nói chung và đôi hạc đồng nói riêng nên nằm ở các vị trí quan trọng như phòng khách hay phòng thờ trong nhà.
Ngoài ra còn có cách đặt khác theo hướng phong thủy là đặt đỉnh đồng ở giữa bàn thờ cúng, sau đó đặt hai ngọn nến và hai con hạc song song với đỉnh đồng để sinh ra sự gần gũi, hài hòa giữa âm và dương giúp đem lại sự may mắn và phú quý. Ngoài ra, khi đặt tượng, hướng Nam hoặc Đông Nam được coi là hướng cầu may nên nếu có điều kiện thì bạn nên đặt bàn thờ theo hướng đó nhé.
Cách bài trí đôi hạc thờ bằng đồng đúng phong thủy
Hạc thờ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đồng, gốm sứ, gỗ,… Tuy nhiên hiện nay chất liệu đồng ngày càng chiếm được cảm tình và sự ưa chuộng của khách hàng hơn cả. Khi đem ra so sánh, hạc gỗ dễ bị mối mọt khi trưng bày theo thời gian trong khi đôi hạc đồng không chỉ bền mà còn có thể giúp diệt trừ mối mọt.
Ngoài ra hiện nay chất liệu làm hạc đồng để bàn thờ cúng cũng đa dạng hơn như đồng đỏ, đồng vàng, đồng Dapha,…với sự khác nhau rõ nét về màu sắc cho bạn nhiều cơ hội lựa chọn hơn.
Việc tư vấn chất liệu làm đôi hạc thờ thường không có câu trả lời rõ ràng và tiêu chuẩn nhất. Bởi việc lựa chọn chất liệu nào cho hạc còn tùy thuộc vào tình hình tài chính và mong muốn của mỗi gia đình. Việc chúng ta có thể làm chỉ là so sánh ưu và nhược điểm của các loại vật liệu về độ bền và tính thẩm mỹ mà thôi.
Nhằm đáp ứng được nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau của từng khách hàng, các đôi hạc đồng thờ cúng thường được sản xuất với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau.
Đối với nhu cầu thờ phụng tại nhà, những mẫu hạc thường có kích thước xấp xỉ từ 40-60cm (40cm, 45cm, 50cm, 60cm) để bạn tùy ý lựa chọn theo kích thước bàn thờ cúng của gia đình mình.
Đối với những khu thờ tự lớn hơn như đình, đền, chùa, miếu, thì sẽ thường sử dụng những mẫu hạc đồng lớn từ khoảng từ 1- 2m hoặc hơn, cụ thể là các kích thước 1m27, 1m35, 1m55, 1m76, 1m97, 2m2,…
Sản phẩm hạc đồng đẹp đòi hỏi khuôn phải được hoàn thiện từng chút một: Đầu tiên người thợ phải làm khuôn, khâu tạo hình rất quan trọng, thời gian chế tác khuôn khoảng 1 ngày. Sau khi khuôn hoàn thành, nóng chảy đồng ở nhiệt độ cao đến hơn một nghìn độ, sau đó phôi đồng được đổ vào khuôn.
Quá trình đúc phôi đồng vào khuôn mất khoảng 20 phút, thời gian chờ phôi đồng đông đặc thành thành phẩm khoảng 1 giờ. Công đoạn tiếp theo là sửa nguội và đánh bóng các sản phẩm. Công đoạn cuối cùng là hoàn thiện sản phẩm và đưa ra thị trường phục vụ khách hàng trong và ngoài nước.
Các đôi hạc đồng thường được phân loại và khác nhau chủ yếu ở chất liệu sản xuất, một số phụ kiện đá quý đính kèm và đặc biệt là giữa việc đồng đúc bằng các loại máy thường đại trà và việc đồng đúc bằng thủ công của các nghệ nhân đúc đồng.
Hiện nay có khá nhiều mẫu hạc đồng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu người mua: bộ hạc đồng dát vàng, hạc đồng khảm ngũ sắc, hạc đồng đỏ, đồng vàng, đôi hạc thờ đồng khảm tam khí hàng kỹ, đồng Dapha,…
Đôi hạc đồng thờ cúng giá bao nhiêu?
Việc đúc hạc thờ đồng không hề dễ dàng bởi đây là một trong những sản phẩm rất khó để chế tác. Cách làm đôi hạc này có nét giống nhau từ hình dáng đến họa tiết đòi hỏi trình độ tay nghề của người thợ phải cao.
Chất liệu của sản phẩm sẽ quyết định đến giá của sản phẩm đó. Nếu xét về chất liệu thì giá cao nhất sẽ là đồng mạ vàng, sau đó là khảm tam khí, khảm ngũ sắc. Theo đó, đồng đỏ và vàng sẽ rẻ hơn, trong đó hạc đồng vàng có giá rẻ nhất.
Nhìn chung, giá một cặp hạc bằng đồng trên bàn thờ cúng thường dao động từ 1.000.000 VNĐ – 5.000.000 VNĐ và giá hạc đồng lớn trên 1m dao động từ 15.000.000 VNĐ – 40.000.000 VNĐ.
Ngày nay đôi hạc thờ bằng đồng là một trong những vật không thể thiếu trên các bàn thờ cúng. Vì vậy việc hiểu rõ nguồn gốc, đặc điểm và giá hạc đồng thờ là điều không thể bỏ qua khi chuẩn bị sắm cho mình một bộ hạc đồng, tránh được việc “tiền mất tật mang”.
Bản quyền thuộc về nguyentandich.com
Liên hệ hợp tác: Tại đây!