Công nghệ đúc chân không là gì? Công nghệ này có đặc điểm gì? Công đoạn thực hiện như thế nào? Các ứng dụng của nó trong các lĩnh vực, đặc biệt là sử dụng trong việc chế tác đồ đồng ra sao? Những vấn đề này sẽ được giới thiệu trong bài viết dưới đây.
Danh Mục Nội Dung
Công nghệ đúc chân không là gì?
Để tìm hiểu công nghệ này, trước hết cần hiểu về đúc chân không là gì?
Đúc chân không là một quá trình đúc làm cho chất đàn hồi, sau đó sử dụng chân không để hút vật liệu lỏng vào khuôn. Phương pháp này hoàn toàn sử dụng lực hút chân không để đưa vật liệu vào khuôn. (Tìm hiểu thêm về Đúc chân không)
Như vậy, công nghệ đúc bằng cách sử dụng lực chân không là một công nghệ đúc hiện đại và tiên tiến hàng đầu tại Việt Nam. Công nghệ này đã mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp đúc truyền thống khác.
Nguồn gốc của công nghệ đúc chân không
Phương pháp đúc chân không sử dụng silicone bắt nguồn ở Châu Âu vào khoảng những năm 1960, tập trung tại các trường đại học kỹ thuật Dresden và Cottbus thuộc Cộng hòa Dân chủ Đức cũ. Kỹ thuật này dùng các khuôn mềm dẻo như cao su. Phương pháp này cũng được các nhà khôi phục tái chế và điêu khắc sử dụng. Họ tạo ra các tác phẩm điêu khắc mà không làm hỏng chúng.
Đến những năm 1970, người Nhật đã mua kỹ thuật này. Sau đó, họ đã ứng dụng nó vào sản xuất công nghiệp các bộ phận ô tô. Sau vài năm sau, công nghệ đã được giới thiệu lại ở Châu Âu và được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.
Tại các nước châu Âu, công nghệ đúc chân không được sử dụng rộng rãi, áp dụng để nghiên cứu và phát triển năng lực công nghiệp nhằm cung cấp sản xuất hàng loạt và chất lượng tốt.
Đến năm 1980, chất nhựa rắn ra đời và đưa vào quy trình đúc chân không. Nhờ đó, các loại nhựa này có thể bắt chước một cách hoàn hảo và sử dụng vật liệu trong sản xuất hàng loạt. Theo đó, nhiều cải tiến hơn đã đạt được, kết hợp thêm việc sử dụng CAD hiện đại, từ đó đã cho phép việc đúc chân không được thực hiện nhanh hơn, rẻ hơn và chính xác hơn.
Tại Việt Nam, công nghệ đúc chân không silicon còn khá hạn chế và chưa xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, đây chắc hẳn là công nghệ đáng nghiên cứu cho các doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp cũng như cơ sở đúc đồng rất nhiều, nhất là sản xuất hoặc chế tác đồ đồng nói chung và tượng đồng nói riêng nhanh và chất lượng cho người sử dụng.
***Tham khảo thêm: 99+ Tượng đồng cao cấp tinh xảo đa dạng về mẫu mã kích thước
Nguyên lý của công nghệ đúc chân không
Để thuận tiện trong quá trình áp dụng công nghệ đúc chân không, cần phải sử dụng sự chênh lệch áp suất trong khuôn cùng với thiết bị chứa nhựa polymer hoặc chất liệu đồng để đưa nhựa hoăc đồng vào khuôn.
Khi nhiệt độ chân không trong khuôn đã đạt tới yêu cầu và van dẫn bình chứa mở ra. Các chất liệu trong bình chứa được điền vào khuôn theo hệ thống ống dẫn bố trí theo chu vi của khuôn.
Quá trình bơm hút chân không được sử dụng với mục đích hút chân không thể tích trong khuôn. Đồng thời, tốc độ điển nhựa hoặc đồng vào khuôn phụ thuộc vào chi tiết được chế tạo. Tỷ lệ vật liệu gia cường, chủng loại nhựa polymer hoặc đồng và phương án bố trí cũng như thiết kế khuôn.
Công nghệ đúc chân không
Ưu điểm của công nghệ đúc chân không bằng khuôn silicone
Một số ưu điểm của công nghệ đúc chân không bằng khuôn silicone phải kể đến như là:
- Quá trình Sử dụng silicone làm khuôn cho các sản phẩm sẽ đảm bảo thành phẩm hoàn thiện tốt đến từng chi tiết. Thành phẩm được sản xuất ra sẽ đáp ứng những yêu cầu mà nhà sản xuất mong muốn.
- Kỹ thuật đúc chân không hiệu quả khi sản phẩm ban đầu có dạng hình học phức tạp.
- Các sản phẩm sử dụng phương pháp này đảm bảo chất lượng cao.
- Sử dụng khuôn silicon để sản xuất nên giá cả rẻ hơn so với khuôn nhôm hoặc thép.
- Thời gian đúc chân không diễn ra nhanh chóng và không tốn nhiều thời gian để hoàn thành sản phẩm.
Ngoài các ưu điểm trên, công nghệ đúc chân không cũng vẫn còn một số nhược điểm, điển hình là khó kiểm soát độ đồng đều của chiều dày chi tiết cùng với tỷ lệ vật liệu gia cường và nhựa polymer. Bên cạnh đó, số lượng sản phẩm sản xuất hàng loạt thấp hơn so với các phương pháp khác.
Các công đoạn thực hiện công nghệ đúc chân không
Để hiểu thêm về công nghệ này, hãy tìm hiểu quy trình các bước thực hiện công nghệ đúc chân không như thế nào nhé!
#1. Các công đoạn chuẩn bị
Tạo khuôn mẫu
Để tạo mẫu khuôn, người thợ cần thực hiện các công việc sau:
- Cắt xốp để tiến hành làm khuôn mẫu.
- Thực hiện gắn khuôn xốp vào đậu.
- Phủ lớp sơn khuôn mẫu (Lớp sơn này đặc biệt có thể chống sập khi chèn cát và chịu được nhiệt độ cao).
- Dùng thiết bị sấy làm khô lớp sơn.
Thực hiện nấu kim loại
Trộn hỗn hợp gồm nguyên liệu thép cùng các chất phụ gia khác để bốc xếp vào lò nấu.
#2. Giai đoạn đúc sản phẩm
Thực hiện công đoạn này cần tiến hành các công việc sau:
- Công đoạn xếp khuôn vào thùng cát.
- Rót vật liệu đã nấu nóng chảy vào khuôn qua các phễu khuôn.
- Thao tác hút chân không để khuôn được vững chắc.
- Để sản phẩm đông đặc lại.
- Tháo dỡ sản phẩm ra khỏi thùng cát rồi để làm nguội và làm sạch. Có thể sử dụng bằng máy phun bi làm sạch lớp sơn bề mặt bám trên sản phẩm.
#3. Công đoạn tôi luyện
Sau giai đoạn đúc xong, sản phẩm được chuyển sang lò nhiệt luyện. Khi đã tôi luyện xong, sản phẩm tiếp tục thực hiện tôi bằng các chất phụ trợ khác như gió hoặc nước hoặc dầu.
#4. Công đoạn gia công & hoàn thiện sản phẩm
Quá trình đúc chân không sản phẩm đã hoàn thiện, tuy nhiên để thành phẩm trở nên đẹp và tươm tất. Người thợ cần:
- Cắt tách sản phẩm ra khỏi đậu.
- Tiến hành mài, đánh bóng sản phẩm hoặc đem gia công, tiện chi tiết.
- Sau đó, người thợ đưa vào kho thành phẩm.
Đó là 4 công đoạn chung của phương pháp đúc chân không. Mỗi thao tác đòi hỏi người thợ cần tập trung cao và tỉ mỉ. Điều này nhằm tránh sai sót và mất thời gian cho quá trình sản xuất sản phẩm.
Ứng dụng của công nghệ đúc chân không
Đôi hạc thờ làm bằng công nghệ đúc chân không
Công nghệ đúc chân không thường được sử dụng khi có vấn đề về khí nén, có các chi tiết phức tạp hoặc đường cắt nhỏ dưới khuôn. Ngoài ra, phương pháp này còn được gia cố bằng sợi hoặc dây. Vì vậy, chúng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sau:
- Sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất các hàng gia dụng gia đình.
- Dùng để sản xuất các bộ phận cho việc thử nghiệm dây chuyền lắp ráp và mục đích tiếp thị. Chẳng hạn thuyết trình và triển lãm
- Đúc chân không còn có thể được sử dụng để sản xuất chai nhựa, hộp thiếc trong đóng gói.
- Sử dụng để sản xuất chân tay giả cùng với thiết bị y tế.
- Áp dụng trong các ngành công nghiệp phụ tùng ô tô hoặc chế tạo các chi tiết có kích thước lớn, số lượng không lớn, điển hình là phần thân vỏ ô tô.
- Ngày nay, nhu cầu mua các đồ đồng để trang trí và thờ cúng, đặc biệt là các loại tượng bằng đồng ngày càng tăng cao. Vì vậy, các cơ sở đúc đồng cũng áp dụng công nghệ đúc chân không trong sản xuất để chế tác ra nhiều mẫu đồ đồng đẹp và chất lượng.
***Tham khảo thêm: Những bộ đồ thờ cúng bằng đồng đẹp cho mọi không gian thờ tự
Ngoài các ứng dụng trên, phương pháp đúc chân không dùng để sản xuất hàng không vũ trụ, thiết bị trang trí nhà cửa và tạo mẫu nhựa nhanh chóng.
Lời kết
Bài viết này đã giới thiệu các thông tin liên quan đến công nghệ đúc chân không. Từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về các sản phẩm nào đã và đang sử dụng công nghệ đúc này. Đặc biệt là được sử dụng trong công nghệ đúc đồng để chế tác tượng khỉ bằng đồng.
Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm đồ đồng, hãy liên hệ ngay cơ sở đúc đồng Nguyễn Tấn Đích. Tại đây, bạn sở hữu các sản phẩm đồng vừa đúc bằng truyền thống và sử dụng kỹ thuật đúc chân không.
Leave a reply