Quan lớn Đệ Tam được biết đến là là vị quan có danh tiếng lẫy lừng trong hàng ngũ vị tôn ông. Từ xưa được không ít người dân xa gần tôn kính và thờ phụng. Vậy căn Quan Đệ Tam là ai? Ông là người có nguồn gốc như thế nào mà được người dân tôn kính như vậy? Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn những thông tin liên quan đến quan lớn đệ tam.
Danh Mục Nội Dung
1. Căn Quan Đệ Tam là ai?
Theo sách sử ghi lại nguồn gốc thông tin về quan lớn đệ tam như sau:
- Tên đầy đủ: Đệ Tam Thượng thiên hoàng thái tử vương quan.
- Được tước phong là Thuỷ tào điển sứ, Đệ tam thuỷ thần nhạc đại vương thượng đẳng lối linh thần.
Vì thế, quan lớn đệ tam có được gọi với cái tên là Thái tử Đệ Tam. Ngài là con trai thứ 3 vua Cha Bát Hải Động Đình. Ngài được vua cha yêu quý và giao quyền cai quản Long Giai Động Đình thân cận bên cạnh phụ vương.
Vào thời Hùng Vương, ông được vua cha ra lệnh cùng 2 người em đi chỉ huy thuỷ bình. Do đó mà ngày nay có chuyện kể lại 3 vị giáng ở mảnh đất Hà Nam được tôn là “Tam Vị Đại Vương”. Trong đó, quan Đệ Tam là anh cả trong ba người.
Tượng quan lớn Đệ Tam
Tuy nhiên, lại có điểm tích kể lại chỉ có mình quan Tam Phủ giáng trần vào trong nhà quý tộc thời vua Hùng Vương. Sau đó ông trở thành vị tướng thống lĩnh 3 quân thuỷ lục. Vào một trận quyết chiến thì ông đã hy sinh và hoá đi về Long Cung thành người cầm cân nảy mực, quyền cai, thông tri Tam Giới.
Ngày nay, những ai ra hầu Tứ Phủ khi hầu hàng quan lớn đều phải hầu Quan Đệ Tam. Ông là vị quan lớn, mặc trên người áo trắng thêu rồng, hổ phù. Ngoài ra có chứng sớ điệp, đôi song kiếm bên mình.
*** Tìm hiểu thêm: Bồ Tát là ai? Điểm qua tên của những vị Bồ Tát có trong Phật Giáo
2. Đền Quan Đệ Tam ở đâu?
Đền thờ căn quan Đệ Tam hiện nay có 2 nơi chính đó là Đền Lảnh Giang và đền Xích Đằng Hưng Nguyên. Cụ thể đền xây dựng ở 2 nơi này có đặc điểm như sau:
#1. Đền Lảnh Giang
Đền thờ Quan Đệ Tam
Đền nằm ở Mộc Nam – Duy Tiên – Hà Nam. Đền còn có tên gọi khác là Lảnh Giang linh từ toạ lạc ở thôn Yên Lạc – Xã Mộc Nam – huyện Duy Tiên. Đền thờ 3 vị danh thần là Quan Lớn Đệ Tam và Chử Đồng Tử, Tiên Dung công chúa. Ngôi đền xây dựng theo lối kiến trúc uy linh đồ sộ, mái diêm tám mái, đan xen mặt nguyệt, đầu đao cong vút thanh thoát, lá lật cách điệu mềm mại tạo nên không gian ấn tượng.
Đền xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc có 3 toà và 14 gian. Hai bên đền có nhà khách, lầu chờ và 4 bên là tường gạch bao quanh. Bên trong đền thờ có nhiều đồ vật giá trị như tượng thờ 3 vị quan. Phía trước mặt đền là hồ bán Nguyệt với mặt nước hồ phẳng lặng như bàn ngọc. Giữa hồ có ngọn bảo tháp nối với cửa đền. Không gian nơi đây vô cùng yên tĩnh và thanh mát.
#2. Đền Xích Đằng
Cổng bên ngoài đền Xích Đằng
Đền nằm ở Hưng Yên được xây dựng trên mảnh đất rộng lớn. Ngôi đền có lối kiến trúc nếp nhà cao, thoáng đãng tạo không gian hành tránh và ấn tượng. Cách xây dựng của ngôi đền theo kiểu 2 tầng tám mái với 4 cung. Cung đầu tiên là ban công đồng sau đó đến cung Tam toà Thánh mẫu và cung thờ 3 vị quan lớn Đệ Tam. Cuối cùng là cung cấm đặt tượng đúc bằng đồng.
Ngoài thờ quan Đệ Tam thì đền có các bàn thờ khác như Ban chúa Sơn Trang, Hoàng Bảy, ông Hoàng Mười,… Tất cả đều là những vị quan lớn, có tiếng tăm. Ngoài ra, trong đền có hai quả chuông đồng, câu đối sơn son thiếp vàng, hệ thống bức đại tự. Xung quanh đền là các cây cổ thụ nhiều năm thể hiện sự hợp thân, quấn quýt nhau như Sung, Đa, Cọ, Khế.
Với 2 nơi thờ Quan Đệ Tam trên thì còn nhiều ngôi đền gần sông nước thờ phụng quan Đệ Tam như đền Cửa Đông ở Lạng Sơn, đền Tam Kỳ ở Hải Phòng, đền Lâm Du ở Gia Lâm – Hà Nội,…
*** Tìm hiểu thêm: Điểm qua tên các tượng phật trong chùa của Phật Giáo [Bạn phải biết]
3. Sắm lễ cúng Quan Đệ Tam gồm những gì?
Trong các hàng quan lớn thì danh tiếng bậc nhất vẫn là quan lớn Đệ Tam. Do đó mà đền thờ phụng người được xây dựng ở khắp nơi. Mục đích của việc làm này là để ca ngợi tài đức, công lao của ông với nhân dân với câu hát:
“Giáp bạc bao phen rực lửa hồng
Xông pha trăm trận cũng như không
Ra tay cứu nước trừ nguy biến
Tiếng để ngàn thu với non sông
[…] Gươm thần ba thước tay ngang dọc
Tài dậy trời Tây, chí lấp bể Đông”
Những câu thơ lời văn trên đi vào lòng người một cách thấm đẫm, sâu sắc. Để chuẩn bị mâm lễ quan Đệ Tam vào tháng 6 âm lịch được nhiều người thực hiện. Từ những cụ ông cụ bà 70, 80 tuổi đến thế hệ con cháu đều nhớ tới dịp lễ này để tạo nên không khí ấm áp tràn đầy khắp nơi.
4. Quan Đệ Tam ngự đồng ra sao?
Để ngự đồng căn quan Đệ Tam cần có nguyên căn. Do đó mà nhiều người đồn tai nhau rằng ai có căn quan lớn Đệ Tam. Để ngự đồng khai quang cần phải hát đoạn:
“Lòng thành thắp một chiện nhang
Tấu về Thoải Phủ các ban các toà
Thiên Đình, Thoải Phủ, Diêm La
Tấu về Thoải Phủ Vua Cha Động Đình
Vốn xưa là chúa Thủy Tinh…”
Đa số những ai hầu Tứ Phủ đều hầu quan lớn Đệ Tam. Bởi ông là vị quan danh tiếng, tài đức hàng đầu. Để ngự đồng quan Đệ Tam cần mặc áo trắng có thêu rồng, hổ phù vàm lễ tấu hương khai quang, múa đôi song kiếm, chứng sớ điệp. Khi khai đại tiệc mở dàn thỉnh quan về chức đoàn Thoải Phủ. Ngày lễ tiệc quan Đệ Tam diễn ra vào 24/6 âm lịch hàng năm. Tương truyền thì đây là ngày đản nhật giáng sinh của quan Đệ Tam.
Do đó mà hàng năm từ ngày 18 đến 25 tháng 6, 8 âm lịch. Người ta sẽ tổ chức 2 kỳ lễ hội chính, tháng 6 là lễ cho khách thập phương và tháng 8 là lễ cho khách quanh vùng. Những ngày này nước sông Hồng thường dâng cao nên nhiều người dân thực hiện nghi lễ bơi thuyền dâng lễ hương tỏ lòng thành kính với ba vị Tam quan.
Những chia sẻ về căn quan Đệ Tam đều được nêu qua các mục trên. Mong rằng qua bài viết bạn hiểu hơn về quan lớn Đệ Tam, nơi thờ cúng và các vấn đề liên quan đến quan Đệ Tam. Hy vọng bài viết cung cấp kiến thức hữu ích cho bạn.
Leave a reply