Bộ lục hại trong địa chi là gì, có mức độ ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân ra sao? Và có cách nào để có thể hóa giải các bộ lục hại trong hôn nhân được hay không? Cùng nhau tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chuẩn xác nhất bạn nhé!.
Danh Mục Nội Dung
Lục Hại là gì?
Có 12 con giáp trong giới địa chi sẽ gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Trong đó có sáu cặp tương hại nhau. Lục ở đây có nghĩa là số 6, hại nghĩa là tương hại, khắc hại lẫn nhau. Như vậy bộ lục hại là khái niệm để chỉ 6 cặp đôi con giáp xung khắc nhau.
Nếu cặp con giáp trong bộ lục hại kết hợp thành đôi chỉ mang lại khó khăn, vất vả cho nhau. Còn trong kết hôn thì cuộc sống hôn nhân không được vững bền, vợ chồng lục đục, con cái không nghe lời,… Do đó, đây là điều được nhiều người sử dụng để xem xét tuổi, tránh nhau trong hôn nhân. Giúp đời sống vợ chồng thêm phần đầm ấm, hạnh phúc.
Cách tính tuổi bộ lục hại
Bộ lục hại trong địa chi
Nếu trong lục xung gồm hai cung đối khắc với nhau qua trục dọc thì ở bộ lục hại, hai cung này lại đối xung với nhau qua trục ngang. Hai cung này bao gồm một âm, một dương nhưng lại thuộc tính ngũ hành tương khắc nên dẫn đến xung hại. Theo cách tính dưới đây, sẽ có tổng 6 cặp bộ lục hại trong tổng 12 con giáp là:
- Tuổi Tý – tuổi Mùi hại nhau: Tý xung với Ngọ, mà Ngọ lại nhị hợp với Mùi, nên tạo ra quan hệ Tý và Mùi tương hại nhau.
- Tuổi Ngọ – tuổi Sửu hại nhau: Sửu xung với Mùi, mà Mùi lại nhị hợp với Ngọ, nên tạo ra quan hệ Sửu và Ngọ tương hại nhau.
- Tuổi Dậu – tuổi Tuất hại nhau: Tuất xung với Thìn, mà Thìn lại nhị hợp với Dậu, nên tạo ra quan hệ Tuất và Dậu tương hại nhau.
- Tuổi Thìn – tuổi Mão hại nhau: Mão xung với Dậu, mà Thìn lại nhị hợp với Dậu, nên tạo ra quan hệ Mão và Thìn tương hại nhau.
- Tuổi Thân – tuổi Hợi hại nhau: Hợi xung với Tỵ, mà Tỵ lại nhị hợp Thân, nên tạo ra quan hệ Hợi và Thân tương hại nhau.
- Tuổi Tỵ – tuổi Dần hại nhau: Dần xung với Thân, mà Thân lại nhị hợp với Tỵ, nên tạo ra quan hệ Dần và Tỵ tương hại nhau.
Ví dụ
Tý hại Mùi: Do Tý thuộc hành mạng Thủy, mang tính dương. Và khi đó, Mùi lại thuộc hành Thổ, mang tính âm. Theo ngũ hành tương khắc, Thổ sẽ khắc Thủy. Tuy nhiên, Thủy trong trường hợp này thuộc thế dương (thế mạnh hơn) nên Tý mạnh hơn, hại tuổi Mùi.
Con giáp trong bộ lục hại có được lấy nhau không?
Trong hôn nhân, nếu không may tuổi của vợ chồng dính phải trường hợp này. Có thể khiến cho đời sống hôn nhân không hạnh phúc, con cái hay ốm đau bệnh tật, làm ăn thất bát,… Nguy hại hơn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của nhau.
Bởi thế mà nhiều cặp vợ chồng thắc mắc rằng nếu 2 người thuộc bộ lục hại thì có lấy được nhau không. Cách hóa giải này có quá khó khăn không? Trong trường hợp này những cặp gặp phải điều này tốt nhất không nên kết thành vợ chồng.
Còn nếu đã kết thành đôi, vẫn muốn kết hôn với nhau thì cách hóa giải tốt nhất là chọn được ngày cưới hợp với tuổi của cả hai. Sinh con hợp mạng của cả bố mẹ để giảm bớt hại, xung khắc của tuổi bố mẹ lại. Bạn có thể tham khảo như sau:
Ứng dụng của bộ lục hại
Lục hại địa chi đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống. Tuy nhiên, lại chỉ có hai ứng dụng quan trọng trong nguyên tắc Lục hại được sử dụng nhiều và liên tục. Đó là dự đoán mức độ hòa hợp trong hôn nhân gia đình. Và chọn đối tác trong sự nghiệp, kinh doanh, thương mại, nghiên cứu.
Quan niệm tử vi trong mọi vật đều phát triển và sinh sôi dựa trên sự hài hòa âm dương. Vợ chồng, kể cả đối tác làm ăn mà phạm phải lục hại, tức làm mất đi sự cân bằng âm dương. Do đó bản thân hay những người liên quan trực tiếp đều luôn bị gặp nhiều khó khăn cũng như bất lợi.
Nếu lục xung ở mức độ gây ra sự xung đột, bất hòa. Thì lục hại lại nằm ở mức độ nguy hại hơn cho cuộc sống hôn nhân. Vợ chồng mà thuộc bộ lục hại thì mang phiền muộn vào trong nhà, tình cảm khó lâu dài, con cái hay ốm đau, bệnh tật,…
Quan trọng hơn con đường công danh, sự nghiệp của cả hai vợ chồng cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Nguồn tài vận suy giảm, làm ăn dễ thất bát, kém may mắn hơn người ta.
Đối với chuyện làm ăn, kinh doanh nếu đối tác thuộc hai con giáp trong bộ lục hại kết hợp thường mọi chuyện sẽ không được suôn sẻ, làm ăn dễ bị đổ bể, thậm chí tệ hơn là nợ nần. Thành công khó tới mà sóng gió, trắc trở trùng trùng mọi lúc.
Cách hóa giải bộ lục hại trong hôn nhân
Như đã nói ở trên, cách cặp đôi thuộc bộ lục hại vẫn có thể đến với nhau, nhưng xét về lâu dài thì sẽ không tốt. Tuy nhiên, nếu đã quyết định gắn bó với nhau, thì các cặp đôi này có thể tham khảo một số cách hóa giải cụ thể dưới đây:
#1. Cặp đôi Tý – Mùi
Vợ chồng Tý Mùi nên tổ chức đám cưới vào các ngày Thân, Thìn, Hợi, Mão. Tốt hơn người tuổi Tý có thể chọn một phù rể, phù dâu tuổi khỉ (Thân) hay rồng (Thìn). Ngược lại, người tuổi Mùi chọn phù rể, phù dâu nên là người tuổi Hợi hoặc Mão.
Năm sinh con hợp tuổi cả hai vợ chồng là năm Thân hoặc năm Mão, sẽ giúp bố mẹ tiết chế lại sự khắc khẩu, xung đột. Hướng nhà tốt nhất cho cặp đôi này chính là hướng Tây Nam hoặc Đông.
#2. Cặp đôi Sửu – Ngọ
Vợ chồng Sửu Ngọ nên tổ chức đám cưới vào các ngày Tỵ, Dậu, Dần, Tuất. Phù dâu, phù rể hợp cho người tuổi Sửu là tuổi Tỵ và phù dâu, phù rể hợp với người tuổi Ngọ là Dần hay Tuất.
Năm sinh con tốt nhất đó chính là năm con Chuột (Tý) hoặc Hổ (Dần). Hướng nhà hợp nhất là hướng Đông Bắc hoặc Đông Nam. Để tăng thêm may mắn có thể chọn các đồ trang trí nhà cửa có hình như con rắn hoặc con hổ,…
***Tham khảo thêm: 19+ Tượng hổ bằng đồng phong thủy chế tác tinh xảo nhất hiện nay
#3. Cặp đôi Dần – Tỵ
Vợ chồng Dần Tỵ nên tổ chức đám cưới vào các ngày Dậu, Sửu, Ngọ, Tuất. Phù dâu, phù rể hợp với người tuổi Dần là các tuổi Tuất hoặc Ngọ. Còn đối với tuổi Tỵ phù dâu phù rể nên là các tuổi Dậu hoặc Sửu.
Sinh con các năm Tuất hay Ngọ sẽ giúp gia đình êm ấm, bớt lục đục. Hướng nhà nên chọn là hướng Tây hoặc Tây Bắc.
#4. Cặp đôi Mão – Thìn
Vợ chồng Mão Thìn nên tổ chức đám cưới vào các ngày Tý, Thân, Hợi, Mùi. Phù dâu, phù rể hợp với tuổi Mão là các tuổi con Lợn hoặc Dê. Còn đối với người tuổi Thìn phù dâu, phù rể nên là các tuổi con Khỉ hoặc con Chuột.
Sinh con các năm Tý hay Hợi là đẹp nhất và cũng tốt cho bố mẹ. Hướng nhà tốt cho cả vợ chồng thuộc bộ lục hại này là hướng Tây Bắc hoặc Chính Bắc.
#5. Cặp đôi Dậu – Tuất
Vợ chồng Dậu Tuất nên tổ chức đám cưới vào các ngày Tỵ, Sửu, Dần, Ngọ. Phù dâu, phù rể mang lại may mắn là những người tuổi con Chuột hoặc Trâu. Phù dâu, phù rể hợp tuổi với người tuổi Tuất là tuổi Dần hay Ngọ.
Sinh con các năm Dần hay Ngọ để mang đến sự hòa hợp, êm ấm. Hướng nhà nên chọn là hướng Đông Nam hay hướng Đông.
#6. Cặp đôi Thân – Hợi
Vợ chồng Thân Hợi nên tổ chức đám cưới vào các ngày Tỵ, Thìn, Mão, Mùi. Người tuổi Thân nên chọn người bê lễ thuộc tuổi Thìn hoặc tuổi Tỵ. Còn người tuổi Hợi nên chọn người tuổi Mão hoặc tuổi Mùi để bổ trợ bưng quả.
Sinh con các năm Thìn hay Mùi giảm bớt được sự xung khắc, xung hại. Hướng nhà tốt cho cặp vợ chồng là hướng Chính Đông hoặc Tây Nam.
Lời kết
Dựa vào cơ sở phân tích bài viết trên, đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về mối quan hệ bộ lục hại là gì. Cũng như cách hóa giải tốt nhất nếu như phạm phải mối quan hệ này. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho cặp vợ chồng phạm vào điều này. Đưa ra được quyết định và lựa chọn phù hợp nhất.
Leave a reply